Những kỹ năng thoát hiểm trên ôtô

Tai nạn giao thông là điều không ai muốn và có thể ập đến bất cứ lúc nào nên bạn cần phải chuẩn bị kỹ các kiến thức cần thiết cho bản thân. Những kỹ năng thoát hiểm dưới đây có thể giúp bạn và người thân khi không may gặp phải tai nạn.

1. Cửa thoát hiểm cuối cùng

Kỹ năng thoát hiểm nhanh nhất trong trường hợp xe ô tô gặp sự cố tai nạn, lật úp hay lao xuống sông hồ… mà hầu như ai cũng được trang bị, đó là thoát ra bằng cửa chính hoặc đập vỡ cửa sổ, kính chắn gió… Bởi những vị trí này được đánh giá là sẽ tiết kiệm thời gian nhất cho những người trên xe.

Tuy nhiên, nếu tất cả các cách trên đều không thể thực hiện được thì phải làm thế nào? Lúc này, bạn hãy bình tĩnh tìm đến “cửa thoát hiểm cuối cùng”. Đây là một chiếc lẫy mở khóa cửa sau bằng tay, được trang bị trên nhiều dòng xe hiện đại ngày nay.

Bạn chỉ việc cậy nắp nhựa (có thể dùng tay hoặc rãnh chìa khóa để bật nắp) ở cuối xe, vị trí cốp sau (dòng sedan) hay khoang hành lý (hatchback, SUV, Crossover), rồi dùng ngón tay đẩy chốt về vị trí mở là có thể thoát ra ngoài. Sau khi mở nắp nhựa này, hãy dùng ngón tay đẩy chốt về vị trí mở là có thể thoát ra ngoài.

Bật cốp sau xe được coi là “ánh sáng cuối đường hầm” trong trường hợp nguy cấp mà các cách thoát hiểm truyền thống vô tác dụng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu xem chiếc xe mà mình sở hữu có chức năng mở cốp sau từ bên trong hay không và truyền đạt lại cho những người đồng hành.

 

2. Khi xe ô tô bị lao xuống nước.

Lúc đó, sẽ có từ 30 giây đến 2 phút nổi trên mặt nước. Đây được xác định chính là thời điểm vàng để chúng ta tìm cách thoát ra khỏi xe.

Luôn chuẩn bị búa thoát hiểm trên xe. Nguyên tắc sống sót căn bản mà bạn cần nhớ là “dây an toàn – trẻ em – cửa sổ – ra ngoài”. Tức là, khi bạn đã tháo được dây an toàn cho mình, hãy lập tức tháo đến dây an toàn của trẻ và tìm cách thoát ra ngoài. Ưu tiên hàng đầu khi ấy là mở cửa sổ xe hoặc cửa chính của xe để thoát ra ngoài ngay khi xe còn nổi trên mặt nước. Khi xe chìm, bạn hãy phá kính xe bằng tất cả những vật dụng có trong tay như: Giày cao gót, búa, gậy, tua-vit… 2. Khi xe ô tô bị cháy, nhất là xe khách. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là không nên phá cửa kính. Bởi khi kính vỡ, không khí lọt vào trong nhiều hơn sẽ khiến xe cháy to và nhanh hơn. Lúc này, bạn cần xác định những vị trí cháy để thoát ra ngoài tránh những vị trí đó và thật bình tĩnh di chuyển về phía cửa chính đầu xe để thoát hiểm. 3. Khi xe ô tô bị nạn rơi xuống vực Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để hạn chế thương vong cho bạn là gắn chặt mình vào ghế, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành “một khối chặt”.

Luôn chuẩn bị búa thoát hiểm trên xe.

Nguyên tắc sống sót căn bản mà bạn cần nhớ là “dây an toàn – trẻ em – cửa sổ – ra ngoài”. Tức là, khi bạn đã tháo được dây an toàn cho mình, hãy lập tức tháo đến dây an toàn của trẻ và tìm cách thoát ra ngoài. Ưu tiên hàng đầu khi ấy là mở cửa sổ xe hoặc cửa chính của xe để thoát ra ngoài ngay khi xe còn nổi trên mặt nước.

Khi xe chìm, bạn hãy phá kính xe bằng tất cả những vật dụng có trong tay như: Giày cao gót, búa, gậy, tua-vit…

3. Khi xe ô tô bị cháy, nhất là xe khách.

Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là không nên phá cửa kính. Bởi khi kính vỡ, không khí lọt vào trong nhiều hơn sẽ khiến xe cháy to và nhanh hơn.

Lúc này, bạn cần xác định những vị trí cháy để thoát ra ngoài tránh những vị trí đó và thật bình tĩnh di chuyển về phía cửa chính đầu xe để thoát hiểm.

4. Khi xe ô tô bị nạn rơi xuống vực

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để hạn chế thương vong cho bạn là gắn chặt mình vào ghế, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành “một khối chặt”.

Nếu có thể, hãy dùng những vật dụng mềm có sẵn trên xe như chăn, gối, quần áo để quấn quanh vùng cổ và đầu. Như thế, khi xảy ra va chạm, khả năng sống sót rất cao. Sau đó hãy tìm cách thoát khỏi hiện trường càng xa càng tốt để tránh trường hợp phương tiện bốc cháy hoặc nổ.

5. Việc cần làm sau khi thoát khỏi xe khách bị tai nạn

– Sau khi thoát được ra ngoài hãy nhanh chóng gọi ngay cứu thương tới kịp thời để giúp những người khác.
– Kiểm tra thương tích của bản thân và kêu gọi giúp đỡ.
– Nếu có thể hãy hổ trợ giúp những người bị tai nạn vẫn còn đang bị mắc kẹt.
– Gọi điện thoại thông báo tình trạng với gia đình, người thân.

Hy vọng những kinh nghiệm ít ỏi này sẽ giúp bạn và những người thân của bạn khi đi xe khách không còn lo lắng về sự an toàn nữa./.

 

Sưu tầm

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.